Thuật Ngữ Dinh Dưỡng

0-9
A
Amylase (từ tuyến nước bọt)
Enzyme được tiết ra từ tuyến nước bọt, bắt đầu quá trình tiêu hóa tinh bột trong miệng bằng cách phân giải chúng thành maltose.
Amylase (từ tụy)
Enzyme được tuyến tụy tiết ra, phân giải tinh bột và glycogen thành maltose và các oligosaccharides nhỏ hơn trong ruột non.
B
C
Calo (Calories, Calor)
Đơn vị đo năng lượng mà cơ thể hấp thụ từ thức ăn. Năng lượng này được sử dụng để duy trì các chức năng sống, hoạt động thể chất, và chuyển hóa cơ bản.
Ví dụ: Một người trưởng thành trung bình cần khoảng 2000-2500 kcal/ngày để duy trì hoạt động.
Cholecystokinin (CCK)
Hormone được tiết ra từ ruột non khi có mặt lipid hoặc protein, kích thích tiết dịch tụy và mật.
Chuyển hóa (Metabolism, Trao đổi chất)
Quá trình mà cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để thực hiện các hoạt động sống.
Ví dụ: Chuyển hóa cơ bản: Lượng năng lượng cần để duy trì hoạt động của cơ quan khi nghỉ ngơi.
Chyme
Hỗn hợp thức ăn đã được nghiền nát, nước bọt, và dịch vị, chuyển từ dạ dày sang ruột non để tiếp tục tiêu hóa.
Chất chống oxy hóa (Antioxidants)
Các hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, ngăn ngừa lão hóa và nguy cơ bệnh mãn tính.
Ví dụ: Vitamin E, Vitamin C, flavonoid trong trà xanh.
Chất dinh dưỡng đa lượng (Macronutrients, Chất dinh dưỡng đại lượng, Dưỡng chất đa lượng)
Các chất dinh dưỡng cần thiết với số lượng lớn để cung cấp năng lượng cho cơ thể, bao gồm carbohydrate, protein, và chất béo.
Vai trò: Carbohydrate cung cấp năng lượng nhanh. Protein hỗ trợ xây dựng và sửa chữa mô. Chất béo dự trữ năng lượng và hỗ trợ chức năng hormone.
Chất xơ (Dietary Fiber)
Phần không tiêu hóa được của thực phẩm thực vật, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết.
Nguồn thực phẩm: Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây.
Chỉ số đường huyết (GI, Glycemic Index)
Thước đo tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm chứa carbohydrate sau khi tiêu thụ.
Phân loại: Thấp (≤55): Táo, yến mạch, khoai lang, đậu gà, rau xanh. Trung bình (56 – 69): Gạo lứt, dứa, bỏng ngô, soda, khoai tây. Cao (>70): Gạo trắng, dưa hấu, bánh mì nguyên cám, bánh kẹo.
Colonic salvage
Quá trình vi khuẩn ở đại tràng chuyển hóa carbohydrate không tiêu hóa được thành các acid béo chuỗi ngắn để cung cấp năng lượng.
Crypts
Cấu trúc nhỏ giống rãnh tại niêm mạc ruột, nơi các tế bào gốc phân chia và thay thế các tế bào ruột.
D
Dưỡng chất vi lượng (Micronutrients, Chất dinh dưỡng vi lượng, Vi chất dinh dưỡng)
Các vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần với số lượng nhỏ nhưng không thể thiếu để duy trì sức khỏe và chức năng cơ thể.
Ví dụ: Vitamin C tăng cường miễn dịch, sắt hỗ trợ tạo hồng cầu.
E
Enterokinase
Enzyme được tiết ra ở ruột non, kích hoạt trypsinogen (enzyme tụy không hoạt động) thành trypsin (dạng hoạt động).
F
G
Gastrin
Hormone kích thích dạ dày tiết acid hydrochloric và hỗ trợ tiêu hóa protein.
Glucagon-like peptide-2 (GLP-2)
Hormone được tiết ra từ ruột non, kích thích sự phát triển và sửa chữa niêm mạc ruột.
H
I
Isomaltase
Enzyme được sản xuất tại màng biên chải ruột non, phân giải isomaltose và dextrin thành glucose.
J
K
Khoáng chất (Minerals, Chất khoáng)
Khoáng chất là các nguyên tố vô cơ cần thiết cho nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể, bao gồm xây dựng cấu trúc xương, sản xuất hormone và điều hòa cân bằng dịch cơ thể.
Phân loại: Khoáng chất đa lượng: Canxi, kali, magie (cần số lượng lớn).
Khoáng chất vi lượng: Sắt, kẽm, selen (cần lượng nhỏ).
Nguồn thực phẩm: Sữa, cá, thịt, ngũ cốc, các loại hạt.
Vai trò đặc biệt: Ví dụ, sắt cần cho việc sản xuất hồng cầu, kẽm hỗ trợ hệ miễn dịch.
Khuếch tán thuận lợi (Diffusion, facilitated)
Quá trình các chất vận chuyển qua màng tế bào nhờ sự hỗ trợ của protein mà không tiêu thụ năng lượng.
Khuếch tán thụ động (Diffusion, passive)
Quá trình các chất đi qua màng tế bào từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà không cần năng lượng hoặc protein hỗ trợ.
L
Lactase
Enzyme tại màng biên chải, giúp phân giải lactose (đường sữa) thành glucose và galactose.
Lipase (trong nước bọt)
Enzyme được tiết ra từ tuyến nước bọt, bắt đầu phân giải chất béo trong miệng.
Lipase (từ dạ dày)
Enzyme được tiết ra từ dạ dày, tham gia vào phân giải chất béo thành glycerol và axit béo.
Lipase (từ tụy)
Enzyme được tuyến tụy tiết ra, phân giải triglycerides thành monoglycerides và axit béo trong ruột non.
Lipolytic enzymes
Nhóm enzyme phân giải lipid (chất béo) thành các thành phần nhỏ hơn như glycerol và axit béo.
Loạn khuẩn (Dysbiosis)
Mất cân bằng vi sinh vật trong ruột, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm và rối loạn tiêu hóa.
Lợi khuẩn (Probiotics)
Vi sinh vật sống có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch.
Nguồn thực phẩm: Sữa chua, kimchi, dưa cải muối.
M
N
O
Omega-3 (Omega-3 Fatty Acids, Axit béo Omega-3
Loại chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch, não bộ và giảm viêm.
Nguồn thực phẩm: Cá hồi, hạt chia, hạt lanh.
Omega-6 (Omega-6 Fatty Acids, Axit béo Omega-6)
Omega-6 là một nhóm axit béo không bão hòa đa thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng của não, thúc đẩy sự phát triển của tế bào, và duy trì sức khỏe da, tóc.
Vai trò: Tham gia vào quá trình chống viêm và miễn dịch.Hỗ trợ hệ thần kinh và chuyển hóa năng lượng.
Nguồn thực phẩm: Dầu hướng dương, dầu đậu nành, quả óc chó, và hạt hướng dương.
Lưu ý: Dư thừa Omega-6 có thể gây mất cân bằng với Omega-3, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm mãn tính.
Omega-9 (Omega-9 Fatty Acids, Axit béo Omega-9)
Omega-9 là một loại axit béo không bão hòa đơn, không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được khi đã có đủ Omega-3 và Omega-6. Tuy nhiên, bổ sung Omega-9 qua thực phẩm vẫn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Vai trò: Hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Giảm viêm và tăng cường sức khỏe não bộ.
Nguồn thực phẩm: Dầu ô liu, dầu hạt cải, hạnh nhân, bơ.
Lợi ích nổi bật: Dễ hấp thụ và không gây mất cân bằng với các axit béo khác.
P
Phức hợp Chelation
Quá trình một phân tử hoặc ion liên kết với kim loại để tạo phức chất, thường liên quan đến sự hấp thu khoáng chất trong ruột.
Phức hợp màng viền bàn chải (Brush border membrane)
Mặt bên trong ruột non chứa các vi nhung mao (microvilli), nơi các enzyme và protein vận chuyển tham gia tiêu hóa và hấp thu.
Q
R
S
Siêu thực phẩm (Superfoods)
Các thực phẩm giàu dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe vượt trội, thường chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, và khoáng chất.
Ví dụ: Quả việt quất, cải xoăn, hạt quinoa.
T
Thủy phân bằng enzyme (Enzymatic hydrolysis)
Quá trình enzyme phá vỡ liên kết hóa học của chất dinh dưỡng để tạo ra các phân tử nhỏ hơn dễ hấp thu.
Thực phẩm bổ sung (Supplements)
Thực phẩm bổ sung là các sản phẩm được thiết kế để cung cấp các dưỡng chất cần thiết mà cơ thể không nhận đủ từ chế độ ăn uống.
Dạng phổ biến: Viên nén, bột, viên nang, hoặc dung dịch lỏng.
Mục đích: Bổ sung vitamin và khoáng chất. Hỗ trợ sức khỏe xương, tim mạch, tiêu hóa hoặc giảm stress.
Lưu ý: Sử dụng theo hướng dẫn và không thay thế chế độ ăn uống cân bằng.
Thực phẩm chức năng (Functional Foods)
Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm có thêm lợi ích sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng cơ bản, thường hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật hoặc cải thiện sức khỏe.
Phân loại: Tự nhiên: Cá hồi (chứa Omega-3), tỏi (hỗ trợ tim mạch).
Bổ sung chức năng: Sữa chua chứa probiotics, nước uống bổ sung collagen.
Vai trò: Tăng cường sức đề kháng. Cải thiện chức năng tiêu hóa hoặc làm đẹp da.
Trục ruột-não (Gut-brain axis)
Mạng lưới kết nối giữa hệ thần kinh ruột và não bộ, giúp điều chỉnh chức năng tiêu hóa và cảm xúc.
Tuần hoàn ruột gan (Enterohepatic circulation)
Quá trình các chất như mật và bilirubin tuần hoàn giữa ruột và gan.
Tế bào biểu mô (Epithelial cells)
Các tế bào hình thành lớp biểu mô, lót niêm mạc ruột và nhiều cơ quan khác.
Tế bào ruột (Enterocytes)
Tế bào biểu mô ruột non, chịu trách nhiệm hấp thu chất dinh dưỡng.
U
V
Vitamin
Vitamin là các hợp chất hữu cơ thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ để thực hiện các chức năng sống cơ bản, như chuyển hóa năng lượng, duy trì sức khỏe hệ miễn dịch, và hỗ trợ sự phát triển.
Vai trò: Mỗi loại vitamin có vai trò khác nhau, ví dụ: Vitamin A: Tăng cường thị lực và sức khỏe da. Vitamin C: Chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Vitamin D: Hỗ trợ hấp thụ canxi và duy trì sức khỏe xương.
Nguồn thực phẩm: Rau xanh, trái cây, trứng, sữa, dầu cá.
W
X
Y
Z

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0

Dinh Dưỡng US thông báo

Bạn cần đăng nhập để tải tài liệu PDF.